Điểm đến đầu tiên của đoàn là Di tích lịch sử Quốc gia Ngục Kon Tum. Tại đây, học sinh được ôn lại quá trình bị giam giữ và đấu tranh của những chiến sĩ cộng sản dưới sự thống trị, áp bức dã man của thực dân Pháp. Lễ dâng hương được tiến hành sau đó. Mỗi nén hương được dâng lên như tấm lòng tri ân của thế hệ được sống trong tự do, như sự tự hào về tinh thần, khí phách của cha ông trong năm tháng đau thương của dân tộc.
Học sinh được thuyết minh về mô hình nhà lao thực dân Pháp dựng lên để giam giữ những chiến sĩ cộng sản
Lễ dâng hương những chiến sĩ hi sinh trong cuộc đấu tranh Lưu huyết tại ngục Kon Tum
Điểm đến tiếp theo của đoàn là Bảo tàng Kon Tum. Trong không gian lưu giữ những hiện vật kết tinh văn hóa truyền thống của mảnh đất Tây Nguyên, học sinh được trải nghiệm những điều thú vị: nguồn gốc, sự tích của dòng sông Đakbla; quá trình hình thành và cuộc sống sinh hoạt của các tộc người Tây Nguyên từ thuở sơ khai.
Học sinh được thuyết minh về sự tích của dòng sông Đakbla
Dụng cụ lao động của đồng bào Tây Nguyên thuở sơ khai
Hành trình trở về “địa chỉ đỏ” là một hoạt động có ý nghĩa. Không chỉ hướng tới giáo dục truyền thống lịch sử, đạo đức, lý tưởng cách mạng, tình đoàn kết dân tộc; giữ gìn và phát huy bản sắc, nét văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên mà còn góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh: dạy học theo chủ đề, dạy học STEM, dạy học gắn với di sản. Qua đó, tạo cơ hội cho học sinh được khám phá, trải nghiệm thực tế; vận dụng kiến thức vào thực tiễn, được trải nghiệm các kĩ năng, được hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cá nhân, giáo dục kỹ năng, giá trị sống.